I. Mẫu di chúc chuẩn nhất hiện nay:
1. Mẫu di chúc viết tay:
Hướng dẫn:
- Liệt kê đầy đủ thông tin về các tài sản gồm bất động sản và động sản kèm theo thông tin về các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của các tài sản trên;
- Liệt kê chi tiết về thông tin nhân thân của người được hưởng di sản thừa kế;
- Người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc;
- Viết bằng số và bằng chữ.
2. Mẫu di chúc có người làm chứng:
3. Mẫu di chúc có công chứng:
II. Hướng dẫn chi tiết cách viết di chúc và thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc của người đã mất:
1. Về hướng dẫn cách viết di chúc:
Căn cứ Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, tuy nhiên một di chúc được xem là hợp pháp cần thỏa mãn các điều kiện sau:
- Hình thức di chúc phải có tối thiểu các nội dung sau (Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015):
- Ngày, tháng, năm lập di chúc;
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
- Di sản để lại và nơi có di sản;
- Những nội dung khác: ý nguyện của người để lại di chúc,…
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép
- Nội dung trong di chúc phải không vi phạm điều cấm pháp luật, không trái đạo đức của xã hội
- Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu
- Nếu di chúc có nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc
- Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người viết di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
(Ảnh minh họa, nguồn: Vplsxuan)
2. Về các loại di sản được thể hiện trong di chúc:
Toàn bộ những tài sản chung và tài sản riêng mà người để lại di sản thể hiện trong di chúc phải bao gồm thông tin và các giấy tờ chứng minh.
- Đối với tài sản là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền trên phải có thông tin về vị trí thửa đất, số tờ bản đồ, số thừa, diện tích đất, nguồn gốc sử dụng đất, … diện tích xây dựng, diện tích sàn, số tầng, năm hoàn thành xây dựng … của căn nhà, thông tin về giấy tờ sở hữu như cơ quan cấp, ngày tháng cấp, số phát hành….
- Đối với tài sản là động sản như xe ô tô, xe máy thì phải nêu được thông tin về biển số xe, số giấy đăng ký ô tô, ngày tháng năm cấp đăng ký xe, thông tin về chủ sở hữu, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số khung, số máy, loại xe….
- Đối với tài sản là thẻ tiết kiệm thì phải nêu được thông tin về ngân hàng nơi lập thẻ tiết kiệm, số tiền tiết kiệm, kỳ hạn gửi tiết kiệm, lãi suất gửi tiết kiệm,...
3. Về thủ tục khai nhận di sản thừa kế:
Bước 1: Công bố nội dung di chúc cho gia đình
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di chúc chết. Nội dung di chúc như thế nào có thể có người không biết, thậm chí không biết sự tồn tại của di chúc. Do đó người quản lý di chúc nên công bố nội dung di chúc để mọi người được biết, đặc biệt là những người được quyền hưởng thừa kế theo pháp luật. Đây vừa là việc lên làm, vừa phòng tránh những tranh chấp phát sinh khi phân chia di sản thừa kế.
Bước 2: Tổ chức họp gia đình về di sản thừa kế
Gia đình họp bàn có vừa nhất trí lại việc phân chia di sản bởi có những người được hưởng di sản nhưng từ chối nhận di sản, hoặc mọi người đồng thuận thay đổi lại nội dung phân chia di sản,... Ngoài ra những vấn đề quan trọng như cử người quản lý di sản hoặc các nghĩa vụ phải dùng di sản để thực hiện do người để lại di sản thừa kế trước khi chết vẫn còn đang phải thực hiện (Ví dụ: Người đã mất đang vay vốn nhà nước).
Bước 3: Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế theo di chúc
Gia đình thực hiện việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại VPCC hoặc UBND xã để thực hiện thủ tục khai nhận di sản.
Hồ sơ khai nhận thừa kế theo di chúc gồm có:
- Bản sao kèm bản gốc CCCD, Sổ Hộ khẩu, Đăng ký kết hôn, Giấy khai sinh của những người khai nhận di sản thừa kế;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của di sản phân chia;
- Bản sao Di chúc hợp pháp.
Cơ quan công chứng sẽ kiểm tra các hồ sơ và nếu các hồ sơ đã đầy đủ và phù hợp với quy định pháp luật, văn phòng công chứng sẽ niêm yết hồ sơ thỏa thuận phân chia di sản tại trụ sở UBND cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản và nơi có bất động sản do người chết để lại. Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có ai khiếu nại, tố cáo gì liên quan đến việc nhận tài sản thừa kế này, văn phòng công chứng sẽ công chứng thỏa thuận phân chia tài sản của những người thừa kế.
Bước 4: Đăng ký chuyển quyển sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản
Di sản là tài sản phải đăng ký quyền sử dụng hoặc quyển sở hữu (Ví dụ: Ô tô, xe máy, quyền sử dụng đất, ...) dùng bản công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo di chúc để thực hiện thủ tục sang tên.
---
Hotline: 0913 805 061
Email: vplsxuan.ds@gmail.com
Website: vplsxuands.com.vn
Địa chỉ:
- Văn phòng chính: 80 Vườn Lan (số mới: 254 Ni Sư Huỳnh Liên ), Phường 10, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Văn phòng chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu: Tổ 4, KP.Hải Sơn, P.Phước Hòa, TX.Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam.
- Văn Phòng Giao Dịch tại TP.HCM:
+ Số 16, Đường DHT32 (góc Song Hành), P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam.
+ 10/34 Thoại Ngọc Hầu, P.Hòa Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM, Việt Nam.